Hiện nay đang truyền tai rất nhiều về hiệu quả của việc sử dụng thuốc tây cho tôm, nhất là ở các tỉnh miền Tây. Cùng Vietvet tìm hiểu xem liệu có nên sử dụng thuốc tây cho tôm không nhé?
1. Sử dụng thuốc tây cho tôm
Thuốc tây sử dụng trong nuôi tôm thực chất là các loại kháng sinh và tân dược, có tác dụng điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra trong ao nuôi.
Những loại thuốc này giúp tiêu diệt hoặc hạn chế sự phát triển của vi khuẩn
Từ đó giúp tôm phát triển khỏe mạnh và tránh được các bệnh nhiễm trùng.
Trên thị trường hiện nay, thuốc cho tôm thường được chia thành hai nhóm
Nhóm thuốc diệt vi khuẩn:
– Gồm các loại như Thuốc tím Ấn Độ (KMnO4), Chlorine Niclon 7000,…
– Nhóm thuốc này có tác dụng tiêu diệt hoặc làm giảm số lượng vi khuẩn có hại trong ao nuôi tôm, từ đó nâng cao sức đề kháng cho tôm và loại bỏ tác nhân gây bệnh.
Nhóm thuốc ức chế vi khuẩn:
– Bao gồm các sản phẩm như TS DEMA PLUS, Oxytetracycline,…
– Chúng có khả năng ức chế hoặc ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, giúp kiểm soát tình trạng nhiễm trùng
– Đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch của tôm phục hồi, tạo ra khả năng kháng lại các vi khuẩn gây bệnh.
Gần đây, nhiều người nuôi tôm đã sử dụng thuốc tây trộn vào thức ăn cho tôm mà không hiểu rõ tác dụng và liều lượng hợp lý.
Việc lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trong quá trình nuôi tôm.
2. Sử dụng thuốc tây cho tôm có tốt không?
Việc sử dụng thuốc tây trong nuôi tôm có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra.
Khi tôm bị nhiễm bệnh, thuốc tây giúp loại bỏ hoặc làm giảm nhanh số lượng vi khuẩn có hại trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu sử dụng quá mức, điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như:
Làm mất cân bằng hệ sinh thái ao nuôi:
– Thuốc tây không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn có thể làm giảm số lượng vi sinh vật có lợi trong ao.
– Hậu quả là chất lượng nước bị suy giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái của ao nuôi tôm.
Bệnh tôm tái phát và kháng thuốc:
– Sử dụng thuốc tây không đúng cách hoặc lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn phát triển khả năng lờn thuốc.
– Điều này làm cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và tôm có nguy cơ tái phát bệnh nhiều lần.
Khó khăn trong xuất khẩu sản phẩm:
– Các Quốc Gia nhập khẩu tôm có quy định khắc khe về nồng nộ kháng sinh có trong tôm.
– Điều này có thể gây khó khăn cho việc xuất khẩu tôm ra thị trường quốc tế.
Nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng:
– Sử dụng thuốc tây làm tồn động lượng kháng sinh trong tôm gây hại sức khỏe cho người tiêu thụ.
– Sản phẩm chứa dư lượng thuốc không kiểm soát có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu thụ.
Việc sử dụng thuốc tây trong nuôi tôm cần được cân nhắc kỹ lưỡng và sử dụng đúng cách để tránh các tác động tiêu cực.
3. Sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm hợp lý
Sử dụng kháng sinh phù hợp với từng loại bệnh, từng loại vi khuẩn.
Không lạm dụng kháng sinh để điều trị các bệnh do virus, nấm
Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng
Không nên sử dụng kháng sinh phổ rộng để tránh gây lờn thuốc
Tham khảo một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng sau:
– Tetracycline, Oxytetracycline kìm hãm vi khuẩn gram(-) và gram(+)
– Quinolones, Sarafloxacin: Tiêu diệt và ức chế các loại gram(+)
Tham khảo một số loại thuốc phổ biến ở tôm
Trên đây là một số tác hại khi sử dụng thuốc tây cho tôm, việc sử dụng thuốc tây phải có sự kê đơn của các chuyên gia, khuyến cáo người dân không nên tự ý sử dụng. Để mua thuốc thủy sản cho tôm chất lượng vui lòng liên hệ 0902 382 786